V/v đăng ký tham gia Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ Quốc gia năm 2025
Để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đến người tiêu dùng, thời gian qua Sở Công Thương Quảng Ngãi đã phối hợp với Cục Công Thương địa phương thực hiện hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, dụng cụ quản lý phòng trưng bày cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 16-8-2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì họp để nghe báo cáo và đề xuất đầu tư tại các lô B1, B2 thuộc dự án Mở rộng CCN La Hà, huyện Tư Nghĩa
Nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua Sở Công Thương Quảng Ngãi đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ về khuyến công và xúc tiến thương mại để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 7 tiếp tục được duy trì, đa số sản phẩm có sản lượng tăng so với tháng trước nên chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2023 ước tăng 2,38% so với tháng 6/2023 và 7 tháng đầu năm tăng 0,06% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 17/7/2023, Sở Công Thương Quảng Ngãi đã tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục Công Thương địa phương về tình hình thực hiện các đề án khuyến công quốc gia và quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình thế giới có những biến động bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng với sự tác động tích cực từ cơ chế, chính sách chung, sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp cùng với sự nỗ lực vượt khó vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp nên các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tỉnh vẫn ổn định và phát triển.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng ngân sách bố trí cho đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (ngân sách huyện) là 1,087 tỷ đồng. Lũy kế vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến tháng 6/2023 khoảng 388,616 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 17,8 tỷ đồng, ngân sách địa phương 370,816 tỷ đồng.
Làng nghề, làng nghề CN - TTCN là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở khu vực nông thôn
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công (Nghị định số 45/2012/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2012, đến nay đã trải qua hơn 10 năm thực hiện. Nghị định số 45/2012/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khuyến công, góp phần quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp có bước khởi đầu tương đối thuận lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Chiều 08-6-2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý một số nội dung liên quan đến Cụm Công nghiệp (CCN) La Hà, huyện Tư Nghĩa
Trong tháng 5 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp duy trì ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tăng 1,43% so với tháng 4/2023.
Sáng ngày 01/6/2023, Sở Công Thương Quảng Ngãi đã tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về cụm công nghiệp, vật liệu nổ công nghiệp của Sở Công Thương tỉnh Kon Tum tại Quảng Ngãi.
Sáng ngày 18/5/2023, Sở Công Thương Quảng Ngãi đã tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác khuyến công, công tác quản lý công nghiệp, cụm công nghiệp của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận tại Quảng Ngãi
Ngày 12/5/2023, Sở Công Thương Quảng Ngãi phối hợp với Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội nghị tập huấn khuyến công nhằm tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về khuyến công
Trong tháng 4, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp duy trì ổn định và tiếp tục tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm, một số ngành có sản lượng sản xuất tăng khá nên chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2023 ước tăng 3,9% so với tháng 3/2023.
Ngày 29/4/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Công văn số 1941/UBND-KTN về việc giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp và việc đầu tư tại các lô B1, B2 thuộc dự án Mở rộng CCN La Hà, huyện Tư Nghĩa
Thực hiện Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh về triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023; Sở Công Thương, các ngành, các cấp đã tập trung đã triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
Sáng ngày 21/4/2023, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp. Hội nghị nhằm trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp quản lý, phát triển cụm công nghiệp và các nội dung tại Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ- CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, Nghị định số 66/2020/NĐ- CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP).
Trong tháng 3, đa số doanh nghiệp hoạt động ổn định và tiếp tục tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm, đơn đặt hàng sản xuất tăng và có một số dự án đầu tư đi vào hoạt động tạo sản phẩm mới. Đặc biệt Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất hoạt động trở lại 02 lò sản xuất sau thời gian dài tạm dừng; theo đó nhiều sản phẩm chủ lực trong tháng 3 có sản lượng tăng so với tháng trước như lọc hoá dầu, thép, bia, sản phẩm may mặc…
Sáng ngày 16/3/2023, ông Hà Đức Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ngãi chủ trì, cùng với đại diện các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế và làm việc với UBND huyện Bình Sơn về việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện
Trong những năm qua, Sở Công Thương tham mưu và triển khai thực hiện Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn) tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 đạt kết quả.
Sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, doanh nghiệp hoạt động ổn định, tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm, đơn đặt hàng tăng nên đa số các ngành hàng đều có sản lượng sản xuất tăng khá so với tháng trước. Tuy nhiên, sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép, chiếm tỷ trọng lớn nhưng giảm mạnh; một số doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, phải thu hẹp quy mô sản xuất, giảm sản lượng như: sợi các loại; giày da, dăm gỗ nguyên liệu giấy... đã tác động làm chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 giảm 6,04% so với tháng trước và 02 tháng đầu năm giảm 8,42% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2022 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (Chiến lược) nhằm định hướng phát triển ngành Dệt May và Da Giầy theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của Ngành; đẩy mạnh các hình thức về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động và bảo vệ môi trường theo chuẩn mực quốc tế; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp dệt may, da giầy tại một số địa phương phía Bắc, phía Nam và khu vực miền Trung (trong đó có Quảng Ngãi) để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Trong những năm qua, công tác khuyến công tỉnh Quảng Ngãi đã được Bộ Công Thương, UBND tỉnh Quảng Ngãi quan tâm, tăng nguồn lực kinh phí, ban hành cơ chế quản lý và lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho Sở Công Thương tổ chức thực hiện chương trình khuyến công giai đoạn 2021 – 2025 và hàng năm đạt kết quả. Trong năm 2022, với nguồn kinh phí khuyến công địa phương 1.333 triệu đồng, khuyến công quốc gia 1.875 triệu đồng, Sở đã thực hiện hỗ trợ 10 đề án khuyến công về ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất; lập quy hoạch chi tiết 1/500 cụm công nghiệp,… từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong khuyến khích phát triển công nghiệp.
Ngày 31/01/2023 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 82/QĐ-UBND (cấp lần đầu ngày 28/9/2022, điều chỉnh lần thứ nhất ngày 31/01/2023)
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 01/2023 vẫn duy trì tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tháng 01/2023 trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 20/01/2023 đến hết ngày 26/01/2023 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến ngày 05 tháng Giêng năm Quý Mão) để người lao động nghỉ Tết nên chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2023 giảm so với tháng 12/2022.
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo và là ngành giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp là một trong 3 nhiệm vụ đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX đã đề ra.
Theo số liệu thống kê báo cáo, tính đến tháng 12/2022 trên địa bàn tỉnh có 24 CCN đã thành lập, tổng diện tích 451,76 ha (theo quy hoạch đến năm 2030 có 43 CCN), trong đó: 15 CCN diện tích 277,18 ha đã đi vào hoạt động; 04 CCN diện tích 108,7 ha, chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa có DN đầu tư sản xuất kinh doanh; 04 CCN diện tích 15,48 ha đã thành lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết từ trước năm 2009 nhưng chưa triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa có DN đầu tư sản xuất kinh doanh, đã đề xuất loại bỏ khỏi phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030; 01 CCN thành lập mới năm 2022 gắn liền với lựa chọn chủ đầu tư là doanh nghiệp, diện tích 50,4ha, đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, hiện nay đang triển khai công tác bồi thường, GPMB dự án.
Với sự chủ động trong thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, sản xuất công nghiệp trong tháng 11 và 11 tháng năm 2022 tiếp tục tăng trưởng
Trong tháng 10 sản xuất công nghiệp gặp khó khăn, giá nguyên vật liệu tăng cao, một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn tới nhiều sản phẩm có sản lượng giảm, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 giảm 11,75% so với tháng 9. Mặc dù vậy, sản xuất công nghiệp tỉnh tiếp tục tăng trưởng trong 10 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2022 tăng 7,17% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể:
Sáng ngày 9/11/2022, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức “Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp nhằm đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2017/NĐ-CP” các địa phương từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở vào. Đồng chí Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng Đoàn công tác của tỉnh Quảng Ngãi tham dự Hội nghị.
Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu thị trường đã phục hồi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã khắc phục khó khăn và phát triển, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với các sản phẩm chủ lực có quy mô sản lượng lớn như: Lọc hóa dầu, sắt thép, bia, đồ uống và ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nóng với phân ngành cấp 2 là điện sản xuất.
Cùng với chính sách phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp đã dần chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt phòng chống dịch bệnh và ổn định sản xuất, lũy kế 7 tháng đầu năm tăng 5,09% so với cùng kỳ.
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là một trong những nội dung của hoạt động khuyến công, nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Thông qua đó, Nhà nước có chính sách, kế hoạch ưu tiên hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Bám sát vào các chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh và Kế hoạch hành động của Sở năm 2022, Sở Công Thương đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp và xúc tiến thương mại. Cùng với đó, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp sản xuất đã khôi phục hoạt động trong điều kiện bình thường mới, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác tăng cao, nhiều địa điểm du lịch trong và ngoài tỉnh mở cửa hoạt động, hoạt động xuất khẩu giữ được nhịp tăng trưởng cao.
Trong quý I/2022, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Căn cứ tình hình, bám sát vào các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động của Sở năm 2022 và tổ chức thực hiện tương đối đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ UBND tỉnh giao trong quý I năm 2022
Tuy bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng hiện nay các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã dần phục hồi, thích ứng an toàn và từng bước trở lại trạng thái bình thường. Qua đó, tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tỉnh Quảng Ngãi 02 tháng đầu năm có những dấu hiệu tích cực, các chỉ tiêu về công nghiệp, thương mại đều tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể:
Trong chuyến công tác tại miền Trung, chiều 16/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi.
Bước vào năm 2022, tiếp nối kết quả phục hồi kinh tế những tháng cuối năm 2021 và là thời điểm chuẩn bị Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối đã tăng cường sản xuất, nhập hàng đảm bảo dự trữ nguồn cung phục vụ Tết cho người dân, thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng diễn ra sôi động; các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tiếp tục xuất tương đối ổn định nên các chỉ tiêu về công nghiệp, thương mại tháng 01 năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ.
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm nâng cao chất lượng, trình độ sản xuất, năng suất lao động, sức cạnh tranh sản phẩm và tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP tỉnh; công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp hợp lý, hiện đại; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao tăng nhanh, nhất là các phân ngành chế tạo, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp mới và công nghiệp môi trường, công nghiệp hỗ trợ; ngành khai khoáng, sản phẩm sơ chế, gia công giảm dần. Đến năm 2030, Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh có công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2045, Quảng Ngãi trở thành tỉnh có công nghiệp phát triển hiện đại.
Dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, năm 2021, Quảng Ngãi vẫn thu ngân sách đạt hơn 150% so với kế hoạch đề ra. Sản xuất công nghiệp và lọc hoá dầu là lĩnh vực chủ yếu mang lại nguồn thu chính. Trong khi đó, tình hình thị trường và giá cả hàng hoá bình ổn, kim ngạch xuất nhập khẩu một số sản phẩm đạt và vượt so với kế hoạch năm 2020.
Ngày 10/12/2021, Hội nghị toàn quốc về công tác khuyến công và trao giải Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia lần thứ IV - năm 2021 được Bộ Công Thương tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân; Lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Sở Công Thương, UBND cấp huyện, Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại, đại diện các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu của các tỉnh, thành trong cả nước.
Sáng 21-01, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện dự án thủy điện Trà Phong, xã Trà Phong, huyện Trà Bồng.