Trang thông tin điện tử

Sở Công Thương

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Sở Công Thương Quảng Ngãi

Căn cứ Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 20/12/2023 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi năm 2024; Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 20/02/2024 của UBND tỉnh Triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XX về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1753/QĐ-BCT ngày 06/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế số ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030; Quyết định số 804/QĐ-BCT ngày 08/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;  Ngày 28/6/2024, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Kế hoạch số 1416/KH-SCT về Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu:

- Đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến lĩnh vực năng lượng được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công đạt 100%; tỷ lệ số hóa hồ sơ thực hiện TTHC, số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực liên quan đến lĩnh vực năng lượng đạt 100%.

- Đáp ứng tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực năng lượng của Sở Công Thương; 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được phân cấp quản lý về lĩnh vực năng lượng thuộc Sở Công Thương được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng thuộc ngành Công Thương quản lý trên địa bàn tỉnh  được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

- Xây dựng mới hoặc nâng cấp hoàn thiện cơ sở dữ liệu nguồn điện, lưới điện và cơ sở dữ liệu năng lượng khác để vận hành CSDL và cập nhật thường xuyên phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng của Sở Công Thương.

- Theo dõi, giám sát, đôn đốc ngành điện trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực năng lượng, phát triển lưới điện thông minh.

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Tuyên truyền phổ biến, quán triệt kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng của Ngành Công Thương

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật và các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng; nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh liên quan đến lĩnh vực năng lượng về bản chất, xu hướng và lợi ích của việc ứng dụng, khai thác công nghệ số, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.

- Đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ khai thác, sử dụng các nền tảng số, hệ thống và hệ sinh thái chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh, phân phối;

- Cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được phân cấp quản lý về lĩnh vực năng lượng thuộc Sở Công Thương tham gia vào kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng phục vụ công tác.

- Phát huy hoạt động của chuyên mục về Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng tại Trang thông tin điện tử Sở để tăng cường phát hiện, chia sẻ sáng kiến, cách làm về Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng;

- Phát huy tính chủ động và đặc thù Sở trên kênh Chuyển đổi số của tỉnh để mở rộng sức ảnh hưởng, cung cấp thông tin và kỹ năng số cho cộng đồng; tổ chức truyền thông trên Zalo, Fanpage, website để phục vụ người dân, doanh nghiệp cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.

2. Hoàn thiện khung pháp lý

- Tham gia xây dựng, góp ý hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế số trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất năng lượng hướng đến mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn.

- Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khi cơ quan có thẩm quyền lấy ý kiến về việc phê duyệt và ban hành về các quy định pháp luật nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.

3. Xây dựng, phát triển nền tảng, ứng dụng dịch vụ số và kinh tế số trong lĩnh vực năng lượng

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu nguồn điện, lưới điện và cơ sở dữ liệu năng lượng khác để vận hành CSDL và cập nhật thường xuyên phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng của Sở Công Thương.

- Theo dõi, giám sát, đôn đốc ngành điện trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực năng lượng, phát triển lưới điện thông minh.Trong đó đề nghị ngành điện lực trên địa bàn tỉnh hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả; tổ chức triển khai đề án lưới điện thông minh trên địa bàn tỉnh theo đúng lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện các tổn thất điện năng.

- Định kỳ rà soát, kiến nghị điều chỉnh bổ sung Danh mục các Hệ thống chuyển đổi số ưu tiên tập trung phát triển trong lĩnh vực năng lượng nhằm đẩy mạnh kinh tế số ngành Công Thương.

- Đề nghị Công ty Điện lực Quảng Ngãi tiếp tục triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số đối với 03 chỉ số thành phần trong lĩnh vực năng lượng (Tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền điện theo hình thức không dùng tiền mặt trong năm; Tỷ lệ sử dụng đồng hồ đo điện số có kết nối với hệ thống điện; Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng điện nhờ ứng dụng công nghệ số hằng năm) theo hướng dẫn của Sở Công Thương tại Công văn số 278/SCT-QLNL ngày 14/02/2023 về việc triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) tỉnh Quảng Ngãi trong lĩnh vực năng lượng theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

- Đề nghị Công ty Điện lực Quảng Ngãi tiếp tục triển khai thực hiện hiện đại hóa công tác đo đếm; tăng cường thanh toán tiền điện qua internet banking, thanh toán qua App, các ví điện tử, website; đơn giản thủ tục thực hiện cấp điện mới lưới điện hạ áp (380/220V) và chủ động, tự động cung cấp các thông tin cần thiết đến khách hàng theo đúng kênh giao tiếp khách hàng hay sử dụng.

4. Dữ liệu số

- Cung cấp dữ liệu về lĩnh vực năng lượng để làm giàu dữ liệu đối với Kho/Cổng dữ liệu mở tỉnh.

- Thực hiện số hóa dữ liệu năng lượng từ các tài liệu hiện có, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu số hóa đến cuối năm 2025; trong đó chú trọng số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực năng lượng.

- Thường xuyên thực hiện kết nối các CSDL hiện có, các CSDL quốc gia và dữ liệu bộ ngành qua LGSP Quảng Ngãi, khai thác các kho dữ liệu số tỉnh Quảng Ngãi; sử dụng các nền tảng, công cụ phân tích để sinh ra các dữ liệu mới, giá trị mới trong lĩnh vực năng lượng.

5. Nhân lực số

- Cử công chức, viên chức tham gia bồi dưỡng, tập huấn các nội dung liên quan đến công tác Chuyển đổi số, kinh tế số thuộc lĩnh vực năng lượng. Đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu trong lĩnh vực năng lượng.

- Phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về nội dung, mô hình chuyển đổi số; chủ động triển khai sáng kiến mới. Thường xuyên khai thác Cẩm nang Chuyển đổi số; liên tục chia sẻ bài học, kinh nghiệm Chuyển đổi số; tham khảo các bài toán Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.

6. An toàn thông tin mạng, chính quyền số

- Triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực năng lượng về an toàn thông tin mạng, chính quyền số tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch số 895/KH-SCT ngày 02/5/2024 của Sở Công Thương.


Thống kê truy cập

Đang online: 3
Hôm nay: 1.165
Hôm qua: 2.338
Năm 2025: 145.005
Tất cả: 145.032