Truy cập nội dung luôn
SỞ CÔNG THƯƠNG

TỈNH QUẢNG NGÃI

Kết quả triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

07/08/2020 07:11    265

Thực hiện Kết luận số 107-KL/TW ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư; Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 5801/KH-UBND ngày 12/11/2015 UBND tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đạt kết quả

Theo đó, Sở Công Thương đã tuyên truyền thường xuyên trên Cổng Thông tin điện tử thành phần Sở Công Thương, Cổng Thương mại điện tử Quảng Ngãi để doanh nghiệp, người tiêu dùng biết và hưởng ứng Cuộc vận động. Vận động cán bộ, đảng viên, công chức gương mẫu thực hiện trong mua sắm, tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các Đài truyền thanh huyện và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện phóng sự, chuyên tin về Cuộc vận động nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền, thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện Pano, áp phích, treo băng rôn, khẩu hiệu trong thực hiện các chương trình Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3), Ngày thương hiệu quốc gia Việt Nam (20/4), chương trình Điểm bán hàng Việt, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Chương trình Tháng khuyến mại tập trung quốc gia - 2020 Vietnam Grand Sale 2020, Đề án tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước nhân dịp Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động (2009 – 2019)….

Hội nghị kết nối cung cầu ngành Công ThươngHội nghị kết nối cung cầu ngành Công Thương

Thực hiện nhóm hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững thuộc Danh mục của Đề án giai đoạn 2014-2020, Sở Công Thương triển khai xây dựng được 09 Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các huyện: Trà Bồng, Bình Sơn, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long. Qua 5 năm triển khai thực hiện, mô hình Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được các tổ chức chính trị xã hội, người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đánh giá rất cao, góp phần quảng bá, tạo điều kiện để hàng hóa thiết yếu mang thương hiệu Việt và sản phẩm truyền thống, có tiềm năng tại địa phương đến tay người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, qua đó kích thích việc sản xuất và tiêu dùng trong nước phát triển. Sau khi Điểm bán hàng Việt đi vào hoạt động kinh doanh, lượng khách đến tham quan, mua sắm tăng lên rõ rệt, khích lệ các chủ cửa hàng có trách nhiệm hơn trong việc tham gia Cuộc vận động.

Điểm bán hàng Việt NamĐiểm bán hàng Việt Nam

Hằng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Công Thương đã chủ động dự báo tình hình cung – cầu, lưu thông hàng hóa, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với yêu cầu hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kết hợp với đưa hàng Việt về nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích người tiêu dùng có thói quen, ưu tiên sử dụng hàng Việt. Tổ chức hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) hàng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh;... và Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế…

Năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, Sở Công Thương đã tiếp nhận 14.237 hồ sơ thực hiện công tác khuyến mại trên địa bàn tỉnh; 33 hồ sơ đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý ngành Công Thương; diễn ra 02 hội chợ có quy mô cấp tỉnh và 09 hội chợ có quy mô cấp huyện, thu hút trên 309.400 lượt khách đến tham quan mua sắm, tổng doanh thu bán hàng khoảng 35,97 tỷ đồng; chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại và vận động doanh nghiệp tổ chức 12 phiên chợ hàng Việt, chuyến hàng Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi và hải đảo tại huyện Minh Long, Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Hà, Lý Sơn, Mộ Đức, Bình Sơn và xã Tịnh Khê, Tịnh Kỳ thành phố Quảng Ngãi. Đặc biệt, Sở đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch, chương trình và tổ chức thành công Hội chợ triển lãm sản phẩm Núi Ấn Sông Trà gắn với thành tựu 30 năm tái lập tỉnh (1989 – 2019) với 400 gian hàng của các doanh nghiệp, các địa phương tỉnh Quảng Ngãi và một số địa phương khác. Qua hội chợ triển lãm, các sản phẩm của tỉnh được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.

Trong năm 2020, thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Công Thương về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Sở Công Thương đã xây dựng Kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu theo các cấp độ dịch bệnh tại các khu vực cách ly nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch Cung ứng hàng hóa thiết yếu tại khu dân cư, thôn, tổ dân phố trên địa bàn có ca nhiễm Covid-19. Theo đó, chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh, huyện, thị xã, thành phố có phương án đảm bảo nguồn cung, đặc biệt đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu của người dân ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 gây ra bao gồm: lương thực (gạo, nếp,...); thực phẩm chế biến (muối, dầu ăn, mỳ tôm, thủy sản đông lạnh...); thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, rau củ,...); nước đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh,... với định mức cụ thể, chủ yếu là hàng Việt Nam. Cho đến nay, tình hình thị trường, cung cầu, lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, lượng hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dân, nhân dân quan tâm, ưu tiên tiêu dùng hàng Việt.

Một số sản phẩm đặc trưng, đặc sản của Quảng NgãiMột số sản phẩm đặc trưng, đặc sản của Quảng Ngãi

Trong tinh thần quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc” vừa thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ; công tác đẩy mạnh Cuộc vận động mang ý nghĩa tiếp tục khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng khó khăn, vượt qua thử thách, nhân dân đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam với hàng hóa, dịch vụ các nước khi các FTA thế hệ mới có hiệu lực, trong đó, mới đây, từ ngày 01/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)” có hiệu lực và đã được Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi.

 

Anh Thy