Truy cập nội dung luôn
SỞ CÔNG THƯƠNG

TỈNH QUẢNG NGÃI

Phát triển công nghiệp Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

19/01/2023 16:56    114

Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo và là ngành giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp là một trong 3 nhiệm vụ đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX đã đề ra.

Năm 2022, công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả khả quan. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,62% so với năm 2021. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 129.042 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 2.240 triệu USD, tăng 24,5% so với năm 2021.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh tiếp tục có bước tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021 như: sản phẩm lọc hoá dầu tăng 7,93%, tinh bột mỳ tăng 10,6%, bia tăng 37%, quần áo may sẵn tăng 24%, đá khai thác tăng 9%, nước khoáng tăng 17%, bánh kẹo các loại tăng 10%, điện sản xuất tăng 35%, nước máy tăng 4%...
Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển, thu hút được nhiều dự án, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 03 KCN, 01 KKT Dung Quất và 15 CCN đang hoạt động. Tại KKT Dung Quất và các KCN quảng Ngãi có 343 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 364.615 tỷ đồng; trong đó, 55 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký đầu tư đạt khoảng 1,792 tỷ USD và 288 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký đạt 324.209 tỷ đồng, 249 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 69.000 lao động; 15 CCN với 104 dự án đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đạt 67%, giải quyết việc làm gần 4.000 lao động.
Quảng Ngãi nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, thuận lợi để liên kết với các trung tâm vùng theo trục dọc: Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ - Quảng Ngãi - Quy Nhơn, là cửa ngõ ra biển của hành lang thương mại quốc tế từ các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Bắc Campuchia qua cửa khẩu Bờ Y và Quốc lộ 24.
Cùng với đó, Khu Kinh tế Dung Quất nằm trong hành lang kinh tế ven biển, tiếp giáp khu Kinh tế mở Chu Lai, có các tuyến đường thủy qua cảng Dung Quất, Sa Kỳ và các tuyến đường giao thông trọng yếu quốc gia đi qua: Tuyến đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh, đường bộ cao tốc, đường QL1, quốc lộ 24, trục dọc ven biển quốc gia. Do đó, Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi hình thành mối liên kết hội nhập với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Với tiềm năng, lợi thế đó, định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới là: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp: Lọc dầu, hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, đóng tàu biển; điện tử, thông tin - viễn thông, hóa dược, chế phẩm sinh học, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp môi trường, vật liệu mới; điện khí, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối,...); duy trì phát triển và mở rộng hợp lý các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; dệt may, da giày;

2
phát triển nhóm ngành/sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cho phát triển công nghiệp; đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất trở thành một trong những trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ; hướng tới 2050, phấn đấu đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao và trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của vùng Duyên hải miền Trung; hỗ trợ, đôn đốc nhà đầu tư triển khai việc thực hiện các dự án trọng điểm như: nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; nâng công suất Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1 từ 4 triệu lên 6 triệu/năm; Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2; Dự án Trung tâm điện khí Dung Quất; Dự án cơ sở hạ tầng Bình Hòa- Bình Phước; thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN ...
Để hoàn thành mục tiêu đề ra trong phát triển công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng trong phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Ngãi đề ra các giải pháp cần tập trung thực hiện:
Một là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án
theo nhiệm vụ
Hai là, tập trung hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất cho Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất, phát huy thế mạnh ngành đóng tàu của tỉnh.
Ba là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh, sớm
Năm là, tập trung thực hiện các biện pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm
Bốn là, tăng cường mối liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ; liên kết phát triển nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng dùng chung, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh các ngành, lĩnh vực nhằm tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của các địa phương./.

PHƯƠNG TÂM